Những đặc điểm sản phẩm Làng nghề Việt Nam

Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghề thủ công được lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy mô gia đình. Dần dà, các nghề thủ công được truyền bá giữa các gia đình thợ thủ công, dần được truyền ra lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng...

Lọ hoa - Một sản phẩm của Làng nghề Gốm bát Tràng- Hà Nội

Có 12 nhóm sản phẩm thủ công chính ở Việt Nam, bao gồm:

  1. Mây tre đan
  2. Sản phẩm từ cói và lục bình
  3. Gốm sứ
  4. Điêu khắc gỗ
  5. Sơn mài
  6. Thêu ren
  7. Điêu khắc đá
  8. Dệt thủ công
  9. Giấy thủ công
  10. Tranh nghệ thuật
  11. Kim khí
  12. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác